Main Page

Sunday, October 23, 2011

Đừng quên những tù nhân lương tâm


2011-10-21
Quỹ TNLT trình bầy
Khi cựu tù nhân Nguyễn Bắc Truyển đề nghị một ngày dành cho tù nhân chính trị VN hay gọi là ngày tù nhân lương tâm VN. Nhận thấy có nhiều người hưởng ứng nhưng vẫn chưa biết đề nghị ngày nào, cô Cát Vân là một thành viên trong quỹ TNLT đã tán đồng ý tưởng của anh Nguyễn Bắc Truyển mà còn đề nghị ngày 1-5. Tôi xin đăng lại bài này trên trang blog cá nhân (xin lỗi trang www.tnlt.net comments is not enable) để quý vị có thể góp ý đồng thời đưa ra một ngày nào đấy cụ thể như cô Cát Vân. Kính mong tất cả các bạn hữu quan tâm góp ý, đăc biệt là các cựu tù nhân VN xin vào trang blog này cho biết ý kiến cụ thể. Đồng ý thì có nhiều người rồi, nhưng xin cụ thể để ta chọn một ngày nào đấy. Mong lắm thay.


Xin bấm vào đây để nghe

Nếu đã nghe, xin quý vị cho biết nên chọn ngày nào là ngày tù nhân lương tâm Việt Nam? Nếu quý vị muốn viết dài để trình bầy ý nghĩa tại sao chọn ngày bạn đề nghị. Xin gởi bài viết đến Phungmai871@yahoo.com.au để được đăng lên trang lớn để các bạn khác có thể góp ý.

Sau khi chuyển từ chính quyền quân phiệt độc tài sang chính thể dân sự - dù bị xem là trên danh nghiã, Miến Điện cũng vừa mới trả tự do cho 300 tù nhân chính trị. Diễn tiến ở Miến hẳn khiến người ta liên tưởng tới VN, nơi bị cáo giác là tiếp tục đoạ đầy nhiều tù nhân lương tâm tranh đấu cho quê hương, dân tộc. Thanh Quang tìm hiểu về tình cảnh của tù nhân chính trị.


Nỗi buồn bị bỏ rơi

Trong khi những tù nhân chính trị được công luận biết tới như cựu Đại uý QLVNCH Nguyễn Hữu Cầu đang bị giam giữ hơn 34 năm nay tại trại giam Xuân Lộc, hay cố Trung uý VNCH Trương Văn Sương cũng từng bị tù đày chừng ấy năm và khi bị bắt giam trở lại đã vĩnh viễn ra đi ở trại giam Ba Sao, Nam Hà, hoặc tù nhân chính trị Nguyễn Văn Trại chỉ được người đời biết tới khi vùi thây ở khu trại giam Xuân Lộc sau 15 năm lao lý, thì hiện nay – theo lời tù nhân chính trị đang bị quản chế Nguyễn Bắc Truyển, “nhiều tù nhân hầu như đã bị quên lãng”, “họ tồn tại như không tồn tại”, sống âm thầm trĩu nặng theo bản án “như cái núi”, không ai thăm nuôi, không ai biết tới.
Cựu tù chính trị Nguyễn Bắc Truyển trình bày về tình cảnh này:
"Khi ở tù tôi có ở chung với những tù nhân bị bắt trước năm 2005. Những tù nhân này bị bắt ở Thái Lan, Campuchia rồi đưa về xét xử tại VN trong khi gia đình họ vẫn còn lưu lạc ở những xứ vừa nói. Thành ra khi họ bị giam giữ ở VN thì không có người thân nào đến thăm nuôi, hay gởi thư từ cho họ. 
Họ sống rất lặng lẽ, mang nỗi buồn bị bỏ rơi, với nỗi mặc cảm vì cảm nhận rằng mình không được mọi người quan tâm đến. Nhưng đối với đấu tranh thì lúc nào họ cũng kiên cường. Như trường hợp ông Nguyễn Tấn Nam bị bắt từ 1994 và ở tù cho đến bây giờ. Ông hiện đã 75 tuổi, đã 2 lần bị tai biến và không một lần được ai thăm nuôi.

Khi chúng tôi ở tù với những người tù như thế này thì mới cảm nhận được sự cô độc của những người mà không có sự quan tâm của gia đình, không được sự biết đến của công luận, không được nhắc nhở, không được lên tiếng gì trong việc kêu gọi áp lức nhà cầm quyền CSVN phải thả họ."
Một trong những cựu tù nhân lương tâm am tường tình cảnh của nhiều người tù âm thầm khác trong cảnh đoạ đày, là MS Thân Văn Trường ở Đồng Nai, lên tiếng:
"Tôi rất đồng ý với anh Nguyễn Bắc Truyển là còn nhiều tù nhân lương tâm mà người ta không biết. Chính tôi cũng biết những người như vậy. Nhưng vì lý do này lý do kia mà tù nhân lương tâm này không được bết đến. Có thể có những anh em mà mình biết đến rồi qua người này người kia nên họ được bên ngoài quan tâm nhiều, trong khi đó, có nhiều tù nhân lương tâm không được quan tâm – đúng như lời anh Nguyễn Bắc Truyển đã nói."
Nhắc đến những người tù đang bị lãng quên tại VN, có lẽ một cựu tù nhân lương tâm từng lâm cảnh đoạ đầy 26 năm trong lao tù cộng sản, là Thượng Toạ Thích Thiện Minh, Hội trưởng Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị Tôn Giáo VN, cảm nhận trọn vẹn tình cảnh này: 
"Có những vị tôi biết được, họ ở tù tới hơn 30 rồi. Nhưng mà sự chú ý và can thiệp của cộng đồng quốc tế chỉ có ở mức độ nào đó thôi. Tới bây giờ những vị đó vẫn còn bị tù, và còn bị lưu đầy ra những tỉnh phiá Bắc nữa. Ngày xưa tôi ở tù tại trại Xuân Phước, rồi về trại Xuân Lộc. 
Cho tới giờ giờ thì tôi được biết những bạn tù ấy vẫn còn tiếp tục ở trại Xuân Phước nữa, rồi bị đày ra phiá Bắc. Hay bây giờ tôi vẫn còn bạn tù ở trại Xuân Lộc. Số phận của tất cả những người này rất là hẩm hiu, hoàn cảnh của họ rất khốn đốn, quẩn bách trong lao tù. Nhà nước VN có đổi mới một phần nào thôi, nhưng họ càng ngày càng bị giam nhiều thêm vì đấu tranh cho tự do, dân chủ. Số người bị bắt thêm ngày càng nhiều trong khi số người được thả rất ít. Còn những dịp lễ thì nhà nước chỉ cho về những tù hình sự, kinh tế. Chứ còn tù chính trị thì ít được giải quyết, chỉ chờ mãn án mà thôi."

Bị phân biệt đối xử 


"Đó là lời nói của những người cầm quyền. Họ nói lấy được, họ nói để cưỡng từ đoạt lý thôi. Chứ thật ra những người hoạt động chính trị và bị bắt và bị nhà nước kết án với tội danh như vậy thì họ chính là những tù nhân chính trị mà thôi. Ngay những tù hình sự hay cán bộ trại giam cũng gọi những người này là tù chính trị. Thì không lẽ những người ăn học và ở cấp cao hơn lại không có nhận thức đó sao? Chẳng qua là giới cầm quyền tìm cách che giấu sự đàn áp đối với những người đấu tranh, bất đồng chính kiến mà thôi."
Theo Thượng toạ Thích Thiện Minh thì từ xưa tới giờ VN không công nhận có tù chính trị, nhưng Thượng toạ Thiên Minh lưu ý rằng giới cầm quyền vẫn phân biệt 2 dạng tù nhân, tức dạng gọi là “xâm phạm an ninh quốc gia” và dạng hình sự, tội phạm xã hội. Thượng toạ Thích Thiện Minh dẫn chứng:
"Ở trong tù bây giờ họ vẫn chia những khu vực giam giữ riêng để đối xử hoặc khắt khe, cay nghiệt hoặc hơi rộng rãi hơn. Thí dụ những người tội phạm kinh tế, hình sự thì nhẹ mức độ hơn. Còn bên tù nhân chính trị, bị coi là “xâm phạm an ninh quốc gia” thì họ có đối sách riêng biệt, khắt khe.

Dầu giới cầm quyền không công nhận VN có tù nhân chính trị, lương tâm đối với quốc tế đi nữa, nhưng sự thật ra cũng như công nhận. Nếu không công nhận có tù chính trị thì họ giải quyết những tù nhân này cũng như bao nhiêu thường phạm khác, chứ tại sao những lần xét giảm án hay phóng thích thì họ không bao giờ giải quyết cho tù chính trị?. Tức là họ có phân biệt giữa tù thường phạm và tù chính trị."
Qua bài “Tù Nhân Chính Trị VN” với tình cảnh khắt nghiệt và bi thương mà những người tù lương tâm gặp phải, cựu tù chính trị Nguyễn Bắc Truyển nêu lên câu hỏi rằng “nên chăng chúng ta cần có một Ngày để tưởng nhớ những Tù Nhân Chính Trị VN ? Và anh giải thích:
"Bởi vì có những người tù chính trị giống như những chiến sĩ vô danh. Thành ra tôi đề xuất mình chọn một ngày nào đó thành Ngày Tù Nhân Chính Trị VN. Dĩ nhiên trong 365 ngày thì chúng ta luôn luôn nhớ về họ, để động viên, khích lệ họ. Nhưng cần có một ngày để chúng ta có thể nhắc nhở thêm một lần nữa, làm cho vấn đề long trọng hơn, qua đó khẳng định với thế giới rằng ở VN có nhiều tù nhân chính trị đang bị giam cầm một cách vô cớ, vô thời hạn. Nên sự tưởng nhớ những tù nhân lương tâm tại VN là đều nên làm."
Thượng Toạ Thích Thiện Minh cho rằng đây là điều rất đúng, rất hợp lý”. Tại sao ? Thầy Thiện Minh giải thích:
"Bởi vì LS Nguyễn Bắc Truyển cũng từng ở trong tù, từng đồng tâm cộng khổ với những anh em còn ở lại sau khi Nguyễn Bắc Truyển được ra về. Và nhiều người bị ở lại đó, Nguyễn Bắc Truyển cũng đã lên tiếng cũng như đang trợ giúp cho các anh em. Cho nên đề nghị “Ngày Nhớ Về Những tù Chính Trị” rất đúng. Vấn đề là chưa biết chọn ngày nào thích hợp nhất cho tù nhân chính trị VN."
Có lẽ tình cảnh bị đoạ đầy như vậy của những tù nhân lương tâm khiến tác giả Lê Minh từ Sedney viết bài tựa đề “Người tù lâu nhất trong địa ngục trần gian của CSVN”, lưu ý rằng “sự bưng bít thông tin của chế độ đối với tòan cảnh xã hội đã là ghê gớm, nhưng việc ém nhẹm về tù nhân chính trị và các điều kiện sống trong tù còn ghê gớm gấp ngàn lần. Do đó xã hội và thế giới bên ngòai hòan tòan không hay biết những gì xảy bên trong các trại tù kia”.

5 comments:

  1. Kính chào đến các Bác, ACE QTNLT.

    Sau khi đọc xong thông tin anh Phùng Mai post lên, Vân không một phút do dự để gỏ lên những dòng chữ này. Một ý nghĩ rất sâu sắc và quá đúng cho sự hợp tình hợp lý của anh Nguyễn Bắc Truyển.

    30/4/1975 là ngày Quốc Hận của toàn dân miền Nam Việt Nam không cs. Sau ngày đó, 1/ 5 là ngày của bước đầu cho sự chuẩn bị áp dụng chính sách cai trị của tập đoàn csvn lên toàn dân miền Viêt Nam. Dù là người cs hay không cs của hai miền Nam Bắc đã có một số người không nhỏ nhận ra sự thật của chế độ đầy dối trá, gian ác không chút tánh người như thế nào. Từ đó có các vị của hai miền chấp nhận dấn thân tranh đấu nói lên sự bất công của chế độ, thiếu Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền mà người dân trong nước đang phải gánh chịu suốt 36 năm trôi qua.

    Có ngày 30/4, ắt phải có ngày 1/ 5 vậy chúng ta có thể lấy ngày này làm " Ngày Tù Nhân Chính Trị VN" như để nhắc nhở ghi ơn những người sẳn sàng quên mình, hy sinh cất lên tiếng nói cho dân tộc, đang bị áp bức dưới sự lãnh đạo của những bộ não thiếu sáng suốt đến bất nhân của nhà cầm quyền csvn hiện nay. Để trân trọng các Vị TNCT đang bị cầm tù bởi vì lòng yêu Tổ Quốc yêu Đồng Bào. Để tri ân các anh hùng bất khuất đã hy sinh cuộc đời cho chính nghĩa, cho Dân Tộc mà phải bỏ thân xác trong lao tù bởi sự dã man của những con người csvn. Mong các Bác các ACE đống góp ý kiến, để có thể thành hình một ngày nên có theo lời của anh Nguyễn Bắc Truyển nêu lên câu hỏi " nên chăng chúng ta cần có một NGÀY để tưởng nhớ những Tù Nhân Chính Trị VN ?".

    Vân xin hỏi anh Truyển, nếu đã chọn được ngày thì việc thể hiện ngày này với hình thức nào để tỏ lòng của chúng ta cho thế giới biết đến ngày đặc biệt này. Đây là vấn đề ?


    Xin chào thân ái
    Cát Vân.

    ReplyDelete
  2. Kính thưa Quý ACE - Quỹ TNLT,

    Nếu chọn được một ngày cho "Ngày tù nhân chính trị Việt Nam" thì việc tổ chức kỷ niệm sẽ được tiến hành tại hải ngoại hàng năm. Trong nước, một khi còn duy trì chế độ CS độc tài thì chúng tôi không có cơ hội để làm gì hết. Các Quỹ, Hội đoàn...tại hải ngoại từ bấy lâu nay đã và đang trợ giúp cho các tù nhân chính trị trong quốc nội có thể nhân dịp Ngày Tù nhân chính trị Việt Nam để tổ chức các hoạt động kỷ niệm, kiến nghị thả tù nhân... và gây quỹ. Tôi thấy hiện nay, khả năng tại Hoa Kỳ và Úc châu là hai nơi có thể bắt đầu công việc chọn lựa Ngày Tù nhân chính trị Việt Nam và hai tổ chức có thể thực hiện được là Quỹ Tù nhân lương tâm tại Úc và Nhóm Yểm trợ Dân chủ Oregon tại HK.

    Ngày 1/5 hay 12/9 (ngày mất của Tù nhân chính trị Trương Văn Sương)....hay 1 ngày nào khác, theo ý kiến của tôi nên được chọn công khai qua hình thức lấy ý kiến trên một vài trang mạng điện tử có đông đoc giả, trong nước có thể nhờ trang Dân Lam Bao. Đây là công việc rất cần lấy ý kiến của Cộng đồng người Việt tại hải ngoại.

    Trước mắt cần có 1 ban điều hành để vận động cho việc lấy ý kiến và chọn ngày. Và trước khi có 1 ban điều hành phải có 1 tổ chức đứng ra nhận lãnh trách nhiệm này.

    Nguyen Bac Truyen
    Kính thư,

    ReplyDelete
  3. Tôi đồng ý với cô Cát Vân chọn ngày 1/5 làm Ngày TNLT vì 1/5 là ngày đầu tiên sau thảm họa 30/04, khi csvn khởi đầu biến toàn thể đất nứơc VN thành một trại tù cải tạo, trại tập trung, nhà tù chính trị tàn khốc nhất trong lịch sử.
    Ngày 1/5 ở bên Pháp là ngày lễ Lao Động, ở VN dưới CS thì Lao Động Vinh Quang là vào tù cải tạo, vùng kinh tế mới và hiện nay là Nô Lệ cho nhà nước. 1/5 sẽ là ngày để tưởng nhớ tất cả những ai chống lại CSVN và bị cầm tù. Chúng ta phải phổ biến ngày tưởng niệm này cho đến ngày csvn xụp đổ thì sẽ đổi nó trỡ thành Ngày các Chiến sĩ Tự Do. Thân kính, TTLân-Paris

    ReplyDelete
  4. Góp ý: Có một ngày cho Tù nhân lương tâm mang ý nghĩa và ảnh hưởng lớn đến nhiều thế hệ vì họ tức là những tù nhân lương tâm đã duy trì ngọn lửa thiêng của giòng giống Việt trong mọi nghịch cảnh, không cam chịu nô lệ hay ươn hèn trước bạo quyền; nên và rất nên...
    Nên chọn một ngày gắn liền vớí sự kiện của một tù nhân cụ thể, nổi đau thương của tù nhân đó tiêu biểu cho nổi khổ đau của tù nhân lương tâm Việt Nam:
    1. Ngày chết của Linh Mục Vàng.
    2. Ngày chết của anh hùng Trương Văn Sương...
    Giả định như vậy để chúng ta có cơ sở dân tộc hóa sự kiện đau buồn của lịch sử dân tộc ta qua hình hỉnh cụ thể của một tù nhân lương tâm bất khuất mà ảnh hưởng đến lịch sử đấu tranh.
    NHQ

    MS Nguyen Hong Quang

    ReplyDelete
  5. Tôi rất tán thán lời đề nghị của anh Nguyễn Bắc Truyển. Một đề nghị cho ngày Tù Nhân Lương Tâm tại Việt Nam. Đó là một việc làm có ý nghĩa hết sức to lớn cho những vị Tù nhân ở tù vì TỘI DANH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC CỦA MÌNH.
    Một tội mà chỉ có ở Việt Nam, ĐCS.VN chỉ vì muốn Đảng viên của họ yêu nước, nên bỏ tù những con người có chung tấm lòng lo cho quốc gia dân tộc.
    Tại Việt Nam phải có một ngày tưởng nhớ đến những Người Tù Nhân Lương Tâm này, phải lên tiếng để cho cộng đồng thế giới biết rằng VẪN CỒN ĐÓ NHỮNG BẤT CÔNG TẠI ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM, có một chính sách bắt tù vô cớ mà chính quyền hiện tại ở Việt Nam vẫn đang bưng bít thông tin bằng những tội danh vi phạm nhân quyền một cách trắng trợn.
    Tôi nghĩ lấy ngày 1/5 là hợp lý nhất:
    1. Ngày 30/4 là ngày Hận Vong Quốc. Đây là ngày quốc hận mà toàn thể người Việt Quốc Gia kỷ niệm, sau ngày này tức là ngày 1/5 biết bao gia đình người Việt ly tán, con mất cha, vợ mất chồng. Có những con người vì hận quốc gia chìm trong bạo tàn của chế độ CS phải vương mang cảnh tù đầy sau mấy mươi năm.
    2. Đây là ngày cả thế giới Kỷ niệm Quốc Tế Lao Động, riêng tại Việt Nam có những con người mất quốc gia, mất gia đình và mất cả tương lai phía trước. Dĩ nhiên như thế họ cũng mất cả công việc tốt đẹp mà họ đang có.
    Ngày 1/5 cả thế giới Kỷ niệm Lao động Vinh Quang, còn người Việt quốc gia Kỷ niệm ngày mất tất cả, họ chỉ còn trong họ một người Tù Lương Tâm, đau đớn nhìn đất nước chìm vào cảnh tối tăm mà chế độ Cộng Sản đang gieo vào đất mẹ.
    Xin gởi đôi dòng tâm sự đế cho người Việt Quốc Gia trên toàn Thế Giới, hãy nhìn về đất mẹ đau thương đang ngày đêm bị cày xới và mất dần từng thước đất vì những mưu toan của Đế chế Phát xít Cộng sản Quốc tế và của Cộng nô Việt gian. Hãy đoàn kết đứng lên dành lại cơ đồ cho tuổi trẻ đất Việt, để ngày sau con cháu chúng ta còn tiếp tục viết lên trang sử tranh đấu oai hùng của cha ông thuở trước.
    - Minh Chơn Tử -

    ReplyDelete

Xin chọn "Anonymous" để khỏi register, nhưng quý vị nên cho biết bí danh để phân biệt người này với người khác.

About Me

My photo
Nếu tôi có thể làm điều gì thúc đẩy dân chủ cho Việt Nam trong khả năng của mình, dù rằng điều bé nhỏ nhất tôi cũng rất hãnh diện và sẽ không bỏ qua.